Giá gạo bán trong nước đắt hơn xuất khẩu

Đúng là chỉ có tại Việt nam, trong khi nông dân không có gạo mà ăn phải mua với giá cao trong cơn bão giá, thì giá xuất khẩu gạo lại thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước (Xem chi tiết tại đây)

Lạm bàn 1 chút về vấn đề này, vấn đề ở đây không phải do những nhà xuất khẩu gạo của chúng ta có vấn đề. Mà nguyên nhân chính là do sự dự báo về tình hình giá cả và chính sách kiểm soát lạm phát của chính phủ không giữ nổi giá tăng một cách khủng khiếp như vậy.

Nguyên nhân giá tăng, ngoài việc chỉ số giá tiêu dùng tăng trong năm nay (đã thấy được trước đó) thì tình hình thị trường gạo thế giới, tình trạng mất mùa tại các tỉnh phía Bắc và đặc biệt là lũ lụt nghiêm trọng tại khu vực miền Trung cũng đang là những nguyên nhân gây nên sự tăng giá gạo trong nước.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu gạo lại không nhận thức cũng như dự đoán được vấn đề này và vẫn kí hợp đồng bán gạo thời hạn trước đó với giá được đề cập trong bài viết là tương đương 4.630đ/kg Với giá này, so với giá trong nước dao động từ 4.900đ/kg – 5200đ/kg thì nông dân chúng ta đang phải bỏ thêm từ 15%-20% để mua lại đúng số gạo mà chúng ta đã bỏ công sức để trồng lên.

Lại nhớ đến bài viết về vị thế của Việt nam trong WTO (xem ở đây), chúng ta phải xuất khẩu gần 2 tấn gạo để đổi về một giá trị bằng 1 chiếc máy ảnh compact. Trong khi đó với lạm phát như thế này, giá trị 1 máy ảnh compact không thay đổi, nhưng chúng ta sẽ phải bỏ nhiều hơn số tiền 2 tấn gạo để mua chiếc máy ảnh. Cộng với việc bán rẻ gạo ra nước ngoài, chúng ta lại bỏ nhiều sức lao động hơn trong việc sản xuất ra 2 tấn gạo đó để thu về chiếc máy ảnh 🙁

Nghĩ lại thấy buồn, phải chăng nước Việt nam chúng ta mãi chỉ làm việc cật lực và thu về những giá trị thấp hơn những gì đã bỏ ra.

Bình luận

bình luận

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.