Nhập khẩu than vào Việt Nam – nghịch lý hay thông thường?

Gần đây sau chuyến công tác Indonesia tìm hiểu thị trường than của bên họ, tình cờ nghiên cứu thêm về sản phẩm này và có tìm hiểu đươc thêm một cơ hội kinh doanh mới muốn chia sẻ.

Trước giờ, ai cũng nghĩ đến Việt Nam như một nước xuất khẩu than. Chúng ta có mỏ than tại Quảng Ninh khá lớn, tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, cùng với dầu mỏ thì than là một trong những nguyên liệu quý mà đất nước ta có sẵn để phát triển kinh tế. Nhưng thực tế trên bản đồ các nước xuất khẩu than, Việt Nam chỉ đứng hàng thứ 7 hoặc thứ 8 và không nằm trong số 10 nước sản xuất than lớn nhất thế giới.

Hàng năm, chúng ta xuất khẩu ra ngoài (theo con số thống kê được) từ 40-50% tổng sản lượng sản xuất, thu về một lượng khá lớn ngoại tệ cho phát triển kinh tế nhưng các năm gần đây sản lượng xuất khẩu ngày càng giảm do nhu cầu công nghiệp trong nước dần tăng lên.

Về trữ lượng, chúng ta không còn nhiều thời gian để khai thác nữa, con số đáng giật mình là theo Tập đoàn BP và Tập đoàn IEA, chỉ còn lại từ 3-4 năm khai thác. Điều đó có nghĩa là nếu ko chậm tiến độ khai thác lại, không phát hiện ra các mỏ mới và tiếp tục xuất khẩu như thông thường. Đến năm 2018 chúng ta sẽ không còn tí than nào và sẽ phải nhập khẩu than cho ngành công nghiệp trong nước

Những con số này nói lên điều gì?

Năm 2011, báo Dân trí đưa lên Sự kiên là  Việt Nam nhập khẩu 1 tàu đầu tiên 9,570 tấn than từ  Indonesia cập cảng Cát Lái (http://dantri.com.vn/su-kien/viet-nam-lan-dau-tien-nhap-khau-than-489454.htm) Và tính từ đó đến nay, than Indonesia đã góp 1 phần không nhỏ vào nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam với con số lên tới 1 triệu tấn. Trên thực tế, ngoài TKV nhập khẩu và cho các đơn vị con phân phối như Đông Bắc thì các doanh nghiệp khác có vốn lớn và kinh nghiệm cũng đã nhảy vào thị trường này từ năm 2012 và dang tiếp tục phát triển.

Sự khác biệt giữa than chúng ta nhập khẩu và than chúng ta xuất khẩu nằm ở chỗ chất lượng than. Hầu hết than nhập khẩu là than dùng cho lò hơi đốt (Steam Coal) còn chất lượng than xuất khẩu khai thác ở mỏ Quảng ninh đều có thể sử dụng để luyện than Cốc (Semi-coke) hoặc than Cốc (Coke)

Hơn nữa, trên thực tế, giá thành sản xuất than tại Việt Nam đang tăng dần do các mỏ lộ thiên đã được khai thác gần hết và hiện tại đang phải đào sâu xuống hơn để khai thác, dẫn đến chi phí sản xuất than tăng cao, giá thành tăng dần theo từng năm.

Từ đó, có thể nhận thấy rằng không phải là một nghịch lý khi Việt Nam đang từ một nước xuất khẩu than và đủ dùng cho nội địa lại phải đi nhập khẩu than dùng cho nội địa. Thứ nhất, các sản phẩm than xuất khẩu và nhập khẩu hầu như khác nhau, nếu ở góc độ kinh doanh mà nói, chúng ta bán sản phẩm tốt đi mua sản phẩm kém tốt hơn về, nếu làm đúng chúng ta sẽ có chênh lệch về lợi  nhuận. Thứ hai, nhu cầu sử dụng khác nhau, nếu để thị trường chi phi phối thì bàn tay vô hình của thị trường cũng sẽ tạo ra nhu cầu than lò hơi cho nhiệt điện, xi măng … và tạo ra cung cho than coke luyện thép, luyện gang. Cung hơn cầu thì sẽ xuất khẩu và Cầu hơn cung sẽ nhập khẩu. Thứ ba, sau nhiều năm xuất khẩu và sử dụng trong nước, đã đến lúc chúng ta cần tiết kiệm hơn nguồn tài nguyên vốn có này để sử dụng cho thế hệ tương lai. Con cháu chúng ta sẽ nghĩ gì khi các thế hệ hiện tại để lại cho chúng những mỏ than trống trơn hoang hóa, những giếng dầu cạn khô?

Còn xét về thực tế nhập khẩu than, hiện tại cả trữ lượng và công suất xuất khẩu của đất nước láng giếng Indonesia của chúng ta đều rất lớn. Năm 2013 sản lượng khai thác của Indonesia có thể đạt 400 triệu tấn, vượt mức 390 triệu tấn của Chính phủ. Theo tập đoàn Bayan, tổng trữ lượng than khai thác của Indsonesia vào khoảng 10.000 tỉ tấn, khai thác từ giờ đến năm 2020 vãn chưa hết. Tiếp theo, thuế nhập khẩu của Indonesia trong khối ASEAN cho mặt hàng than hiện tại là 0%, vô cùng hấp dẫn cho các nhà nhập khẩu. Cuối cùng, lợi thế gần nhau chỉ cách biển Đông, cước vận chuyển từ Indonesia về Việt Nam đang hợp lý, dẫn đến giá than nhập khẩu từ Indonesia về Việt Nam đang thấp hơn giá than nội địa bán cho các nhà máy điện.

Như vậy, trong thời gian tới, than nhập khẩu sẽ là một mặt hàng hấp dẫn cho các nhà đầu tư cho việc nhập khẩu và phân phối lại cho các nhà máy sử dụng loại than này cho lò hơi đốt, trong đó có các nhà máy nhiệt điện, xi măng, cồn công nghiệp .v.v Thị trường này sẽ còn phát triển trong vài năm tới và có thể đạt được lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.

Đây là một vài hình ảnh của mỏ than và bến than tại Indonesia

 

Than Indonesia 1
Than Indonesia 1
Than Indonesia 2
Than Indonesia 2
Than Indonesia 3
Than Indonesia 3

Tháng 5/2013

Tân

Bình luận

bình luận

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.