Phần 1: Ngành sản xuất Cồn nhiên liệu từ sắn lát của Việt Nam: đi trước chưa hẳn đã tốt.
(Ghi chú: Bài này chỉnh sửa từ một bài viết khác trên mạng, thêm thông tin chính xác và bổ sung, bài viết cũ vẫn giữ nguồn)
Làn sóng đầu tư mới đi tắt đón đầu
Sự lớn mạnh của ngành xuất khẩu sắn lát từ con số khiêm tốn 20.000 tấn năm 1997 vươn lên gần 2 triệu tấn vào năm 2008 đã làm cho nhiều nhà kinh doanh tâm huyết, nhiều nhà doanh nghiệp trăn trở đeo đuổi một sự nghiệp sản xuất Cồn nhiên liệu từ sắn lát đang nổi lên. Thêm vào đó, lộ trình xăng sinh học E5 của Chính phủ ra đời từ năm 2008, tưởng như tạo ra một tương lai sán lạn cho ngành sản xuất Cồn nhiên liệu với viễn cảnh chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước là đã quá đủ.
Petro Vietnam (PVN) đi đầu với 3 dự án trải ra 3 miền: Bắc (Phú Thọ), Trung (Dung Quất- Quảng Ngãi), Nam (OBF- Bình Phước) với mỗi dự án ngốn xấp xỉ 100 triệu USD đầu tư. Vật lộn với 5 năm từ giai đoạn nghiên cứu 2007-2008, khởi công nhà máy 2008- 2009, các nhà máy Cồn nhiên liệu từ sắn lát trực thuộc PVN với hình hài cụ thể hiện ra hoành tráng không hề kém cạnh các nhà máy Ethanol khác trên thế giới.
Công ty Cổ phần Đồng Xanh là doanh nghiệp tư nhân đi tiên phong cho ra đời dự án của mình sớm nhất, chạy thử nhà máy vào năm 2010 và khánh thành nhà máy vào 2011 đặt tại huyện Đại Lộc – Quảng Nam, nhà máy chẳng thua kém bất cứ nhà máy sản xuấtCồn nhiên liệu từ sắn lát cỡ lớn nào của Trung Quốc.
Công ty TNHH Tùng Lâm, đơn vị xuất khẩu sắn hàng đầu năm 2008, cũng tỏ vẻ quyết tâm không kém cạnh Đồng Xanh, dù chậm hơn chút xíu vẫn kịp đầu tư hoàn thành nhà máy của mình trong năm 2011, công suất 60.000 tấn sản phẩm Ethanol mỗi năm tại huyện Xuân Lộc- Đồng Nai.
Nhà máy cồn Đại Việt tại Đắc Nông – Tây Nguyên công suất 50.000 khối sản phẩm cũng cho ra lò mẻ cồn đầu tiên của mình vào năm 2010.
Còn chưa tính đến nhiều dự án trên giấy, một số đã được UBND tỉnh này tỉnh nọ cấp phép, cấp đất… nhưng chắc giờ cũng phải nằm yên đợi thời.
Sự thật phũ phàng
Nhìn sơ qua bức tranh trên ai cũng cho rằng ngành công nghiệp sản xuất Cồn nhiên liệu từ sắn lát đang bùng nổ và rất hấp dẫn. Vậy sự thật như thế nào?
Từ lúc các dự án của PVN còn trên giấy vào năm 2007, giá sắn lát chỉ khoảng 1.200-1.500 đ/kg, đến năm 2011 giá sắn lát đã tăng lên 5.500- 5.800 đ/kg thậm chí có lúc lên trên 6000 đ/kg (giá sắn lát vụ mùa 2012 có mềm hơn chút ít khoảng 4.000- 4.700 đ/kg ) nhưng nếu mỗi lít Ethanol cần khoảng 2,4 kg sắn lát thì riêng giá vốn cho nguyên liệu chính đã là 11.280 đồng, mà sản xuất Ethanol đâu phải chỉ cần mỗi sắn, còn cần đến than (hoặc điện), hoá phẩm phụ, lao động, lương văn phòng…
Từng ấy vẫn chưa kể hết, một khoản chi phí lớn khác nữa đó là chi phí khấu hao máy móc, khoản này có lẽ các dự án của PVN là cao nhất (vốn đầu tư cho mỗi nhà máy của PVN củng xấp xỉ 100 triệu USD), tính ra sơ bộ như năm nay, giá thành làm ra một lít Ethanol khoảng 18.000-19.000 đồng/lít.
Do Ethanol Việt Nam là thị trường mới, chưa có hiệp hội bảo trợ, chưa có nhà nước ra tay điều hành, chính sách áp dụng xăng sinh học E5 chưa được áp dụng cho nên nghịch cảnh xảy ra là sản phẩm không thể bán ra được cho thị trường nội địa mà phải đem xuất khẩu, và thực tế là giá Ethanol nhiên liệu 99,8% xuất khẩu lại rẻ hơn Ethanol công nghiệp 95% và chỉ ở mức 630-670 USD/ 1 khối FOB HCM (khoảng 13.100 đ/ lít).
Nguyên nhân giá Ethanol nhiên liệu xuất khẩu lại thấp như vậy bởi vì Ethanol nhiên liệu phải cạnh tranh với Ethanol nhiên liệu khác được sản xuất từ Mật rỉ với chi phí thấp hơn nhiều từ Brasil hay gần hơn là Pakistance. Do đó không thể cứ bản bằng hoặc cao hơn giá sản xuất được, phải bán theo giá thị trường thế giới và thế là vô hình chung gây ra thua lỗ nặng cho các nhà máy sản xuất Cồn nhiên liệu từ sắn lát.
Vậy cũng chẳng ngạc nhiên khi Đồng Xanh dừng nhà máy và xuất khẩu sắn lát cho Trung Quốc để tồn tại nhưng không thể trụ vững. Năm 2012, nhà máy tuyên bố mất khả năng chi trả với con số nợ quá lớn BIDV 450 tỉ, Techcombank 120 tỉ, nợ lương công nhân viên hơn 3 tháng và nợ bà con nông dân tiền sắn hơn 7 tỉ, đã có công ty cơ cấu nợ Nhà nước tham gia nhưng đến giờ cũng chưa thể khôi phục lại.
Còn các nhà máy của PVN hợp tác như Dung Quất, Bình Phước ngoài vài lý do trên thì cũng có thêm vài lý do khác nữa nên cũng quyết đinh tạm dừng sản xuất. Nhà máy Phú Thọ thì chọn sai địa điểm đến giờ cũng chỉ là một khu vực hàng rào bao quanh.
Nhà máy cồn Tùng Lâm thì cố gắng gượng trụ vứng tiếp vỡi việc đa dạng hóa sản phẩm sang sản xuất cồn 95% công nghiệp để xuất khẩu với giá cao hơn và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm phụ như CO2, Bã sấy, Phân bón.
Tại sao một ngành sản xuất cồn nhiên liệu đầy hứa hẹn và tương lai như vậy của Việt Nam, xuất hiện từ năm 2008 đến giờ được 6 năm lại đi vào tình thế bi đát như vậy?
Câu trả lời trong phần kế tiếp ..
(Nguồn bài gốc: ACI)
Pingback: Xăng sinh học, bao giờ mới thành phổ biến - thanh_tan weBlog