Mình post bài này lên không kẻo mấy bạn ở các công ty khác không tin nhưng 8 quy tắc sau có phần nào đó đúng. Nhất là đối với các bạn đang làm ở doanh nghiệp NN thì chắc là hơi bị lạ luôn, còn các bạn làm ở các doanh nghiệp khác thì cũng bình thường.
Quy tắc ứng xử nội bộ FPT
1. Sếp được khen nhân viên thoải mái
2. Sếp không được chửi nhân viên, nếu trót chửi phải khen để bù lại
3. Nhân viên được chửi sếp thoải mái
4. Nhân viên không được khen sếp, nếu trót khen phải chửi để bù lại
5. Nhân viên không được tặng quà cho sếp (quà rất nhỏ thì ok!!!).
6. Đi ăn với sếp không được tranh trả tiền.
7. Có thể phân công công việc cho sếp.
8. Có thể bắt sếp đi họp với mình.
Nguồn: Phan Phuong Dat’s
Chú ý mấy điểm:
1. Người tên Phan Phuong Dat đang (có thể là ko còn vì sau này mình ko biết) là Trưởng Ban TCBC của tập đoàn FPT, nói chung là vị trí to nhất trong tập đoàn về điều hành nhân sự, chắc sau mỗi PTGD phụ trách Nhân sự FPT (ko biết có không nữa).
2. Chửi không có nghĩa là chửi bậy, chửi bậy gọi là mạt sát, hạ nhục hay cái gì đó đại loại thế, mà mạt sát đồng nghiệp tại FPT thì sẽ bị kỉ luật, thậm chí đuổi việc.
3. Bốn quy tắc đầu nói chung là bình thường, vì ở FPT tự do, có thể nói điều mình nghĩ và điều mình cảm thấy về tổ chức, về công việc, về xã hội và thậm chí về cá nhân lãnh đạo với lãnh đạo (ở đây là sếp) để sếp hiểu và thay đổi cho phù hợp, từ đó môi trường làm việc tốt hơn. Một số nơi điều này là cấm, thậm chí phải nhịn. Một số sếp từ nơi khác về FPT cũng không quen việc này, tưởng nó ghét hay nói xấu gì mình. Nhưng nói sai để sửa, hình như là điều tốt; hơn là xu nịnh, che dấu cái xấu, để tật xấu nó mãi xấu.
4. Hai quy tắc sau thì là điểm hoàn toàn khác biệt. Không bao giờ có chuyện tặng quà sếp mấy cái dịp như Lễ, Tết, hay thậm chí là Trung thu (ở mấy nơi khác có khi 20/10 cũng tặng quà ấy chứ, cho nó có dịp mà). Còn quà kiểu như sinh nhật sếp tặng cái áo sơ-mi hay cái bút; hoặc được công ty cho đi du lịch về tặng cái chặn giấy làm lưu niệm, thì thoải mái vô tư.
Có chuyện kể đi kể lại thành giai thoại ở FPT là có anh sếp, được một nhân viên cấp dưới mới từ nơi khác về tặng một lẵng quà to nhân dịp Tết Tây, do không ở nhà nên người nhà cứ nhận. Tất nhiên là anh sếp không thích cái kiểu này rồi. Sáng hôm sau, anh mang lẵng quà đến văn phòng và nói “Hôm qua cậu A/chị B để quên lẵng quà cho cả phòng nhân dịp Tết tây ở nhà tôi, hôm nay mang đến cho cả phòng liên hoan” Và thế là vừa đỡ phải nhận, vừa đỡ để nhân viên buồn tủi.
Hơi dài dòng về chuyện này, quay sang chuyện đi ăn. Đi ăn ở FPT, thành quy tắc, ai trong bàn có chức cao hơn thì người đó trả tiền (nếu không có thỏa thuận chia sẻ từ trước). Điều này hợp với quy luật xã hội, chức cao thì tất nhiên lương cao hơn, thưởng cao hơn, thì phải phân chia thu nhập cho cấp dưới thôi. Chứ cấp dưới lương thấp, thưởng ít, đã nghèo, mỗi khi đi ăn lại phải móc tiền ra trả cho sếp, thế thì đã nghèo lại thành nghèo thêm thôi.
Cái này cũng là một cái hay, tuy nhiên lạm dụng nhiều quá thành có hại. Có anh sếp, đi ăn cứ phải trả tiền, về sau sợ hội nhân viên rủ đi ăn, đành phải trốn đi ăn một mình. Tốt nhất là nếu vui vẻ, thì thỏa thuận chia sẻ tiền nong cho nó giống Tây. Mà Ta cũng có câu “Tiền bạc phân minh, Ái tình sòng phẳng” mà.
5. Hai quy tắc cuối thì chỉ là cách nói ngược của công việc. Thực ra công việc do nhân viên chủ động lên kế hoạch và hoàn thành công việc, không cần phải sếp giao việc chi tiết từng tí từng tí một. Chỉ có họp là giao đầu việc và deadline hoàn thành. Nếu có khó khăn, thì nhờ sếp giúp đỡ. Mà nhờ sếp thì phải lên kế hoạch nhờ sếp giúp làm cái này cái nọ liên quan đến cấp cao hơn. Đó là phân công công việc cho sếp. Còn đi họp thì khỏi phải nói. Nếu đã có họp với các phòng ban ngang cấp, mà ko có sếp, làm sao mà lấn áp phân công công việc phối hợp nhịp nhàng với phòng ban kia, phải có sếp đi cùng, nói mấy câu xuống nó mới xuôi. Thế là bắt sếp đi họp cùng mình.
Thực ra, mấy cái quy tắc trên, cũng chẳng có gì là khác biệt đối với một tổ chức cả, sếp vẫn là sếp, nhân viên vẫn là nhân viên. Nhưng lại khác cách chuyển tải vấn đề, viết câu chuyện. Nếu đọc như mấy quy tắc trên, nghe thì có vẻ rằng nhân viên có vẻ thoải mái và có quyền hơn cả sếp. Nhưng thực ra công việc thì nhân viên vẫn làm tuốt, sếp cũng chỉ đi họp, ngồi kí và nhận lương thưởng cao hơn mà thôi.
Các cụ xưa có câu “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thì FPT áp dụng tốt cái này. Nhân viên thì đã trăm ngàn khổ sở, công việc nhiều hơn, lương ít hơn sếp, nếu mà còn bị ép buộc trong cả mấy cái quy tắc thì khác nào bị chèn ép quá đáng. Sếp ở FPT được cái chỉ quan tâm đến 2 thứ: 1 là công việc xong xuôi, 2 là cuối năm thưởng to tăng lương, vì thấy mấy cái chuyện lẻ tẻ như là quy tắc nói rằng nhân viên phân công công việc cho sếp, hay đi ăn vui trả tiền cho bữa tiệc thì ko có vấn đề gì cả. Kiểu này giống như kiểu, cho nó sướng cái mồm một tí nhưng chân tay nó vẫn khổ mà thôi. Âu cũng là một cách quản lý nhân sự.
Nhân bàn về quản lý nhân sự, một lãnh đạo khác của FPT có nói, đại ý nó là thế này : “Một tổ chức như một đoàn tầu, nhân viên thì như khách đi tầu, ai cũng phải lên tầu phải xuống tầu mà thôi. Quan trọng là anh lái tầu, chị quét dọn và chú soát vé, làm sao cho khách ra vào tàu được thoải mái, tàu vẫn đi đúng đường ray, đến ga đúng giờ, và chở được mục tiêu đến nơi”
Các bạn nghĩ thế nào?
tiengsongbien
- Edit
Chẳng bù cho cơ quan tui. Mỗi lần họp có sếp bự là nghe chửi suốt buổi. Đến nỗi “mắc” muốn chết mà cũng hong có ai dám đi, hic hic
Nông văn minh
- Edit
Quy tắc ứng xử nội bộ của fpt thật là tuyệt vời, công bằng. Tôi rất thích và nể phục. Nếu có cơ hội tôi cũng muốn làm việc tại đấy