Câu chuyện thoái vốn

Bản tin chứng khoán cuối tuần hôm nay đưa ra 2 câu chuyện đáng phải suy nghĩ về chuyện thoái vốn trong thị trường tài chính Việt nam.

Thứ nhất, đó là việc giải thích của Indochina Capital về việc quỹ ICV (Indochina Capital Vietnam Holding) thoái vốn khỏi thị trường Việt nam. Câu chuyện được giải thích là do bàn tay của các quỹ đầu cơ tại TTCK Anh quốc họ gây áp lực buộc quỹ phải thoái vốn khi mà giá của quỹ đang nằm dưới mệnh giá. Hơn nữa, IC cũng xác nhận là việc thoái vốn này chỉ là quỹ đầu tư chứng khoán (equity fund) chứ không phải tất cả các quỹ của IC đang thực hiện tại Việt Nam, mà an toàn nhất là Indochina Land vẫn hoạt động bình thường. Nếu vậy thì việc quỹ ICV thoái vốn đều không ảnh hưởng gì nghiêm trọng lắm vì họ có nhiều thời gian để bán lượng CP họ đang nắm giữ để đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư. Ấy vậy mà khi thông tin thoái vốn của ICV đưa ra, nhiều báo của Việt nam đã vội đưa ra nhiều kết luận căng thẳng, làm cho rối loạn thị trường và hầu như làm cho hiểu sai đi bản chất của sự việc ICV thoái vốn.

Thứ hai, bản chất của việc thoái vốn như thế nào, thì lại không được đề cập trong vụ việc Vinashin thoái vốn đầu tư vào Bảo Việt sau khi đã thua lỗ hơn 50%. Mức giá mà Vinashin mua cổ phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71.918 đồng/cổ phần. Nhưng vào thời điểm hiện nay, giá của Bảo Việt trên sàn HOSE chỉ là 37.100 đồng/cổ phần (ngày 7/9/2009). Đây cũng là một việc thoái vốn, nhưng nó lại diễn ra rất bài bản mà thay vào đó là việc bán lại bằng đúng giá mua cho Tổng công ty vốn nhà nước SCIC để tránh đi việc thua lỗi đã mười mươi Vinashin. Việc này đã làm cho chính Peter Ryder, quản lý kiêm đồng sáng lập ra quỹ ICV phải thốt lên đại loại rằng “Giá như có một Tổng công ty nào đó cũng mua lại số CP mà ICV đã đầu tư bằng đúng giá họ đã mua vào, thì có lẽ ICV đã không phải thoái vốn tại Việt nam”

Cùng một bản chất sự việc, như ICV khác với Vinashin quá nhiều. Phải chăng là do ICV là một quỹ đầu tư CK, và họ phải chịu trách nhiệm việc họ làm. Trong khi Vinashin là một tập đoàn nhà nước (chuyên về đóng tàu thủy và vận tải đường thủy) thì không phải chịu trách nhiệm khi lỡ mua hoặc đầu tư CP vào cái thời điểm hỗn loạn “nhà nhà mua cổ phiếu, người người mua cổ phiếu”.

Bình luận

bình luận

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.