Trống rỗng

the last leave (by Tony Trần)Một người nói với tôi cảm giác trống rỗng là như thế nào. Hóa ra tôi cũng có cảm giác này từ lâu. Tôi cố gắng miêu tả lại, và nếu bạn cảm thấy tương tự hãy cố gắng tránh cảm giác này. Vì sao? Vì nó không tốt, cho cả chính bạn và những người xung quanh bạn.

Theo định nghĩa của Wikimedia, “trống rỗng” là một trạng thái cảm giác của con người, thông thường là buồn tẻ và xa lánh xã giao. Cảm giác trống rỗng thường đi kèm với bệnh dysthymia (không hiểu là bệnh gì), trầm cảm, cô đơn, mất hi vọng và rối loạn về tinh thần/cảm xúc như rối loạn nhân cách (khiếp quá). Cảm giác trống rỗng là cảm giác thông thường khi gặp một biến cố tự nhiên, chia tay, mất người thân hoặc thay đổi đáng kể.

Emptiness as a human condition of generalised boredom, social alienation and apathy. Feelings of emptiness often accompany dysthymia, depression, loneliness, despair, or other mental/emotional disorders such as borderline personality disorder. A sense of emptiness is also part of a natural process of grief, as resulting of separation, death of a loved one, or other significant changes

Với từ khóa “trống rỗng” trên Google, tôi tìm được 2 bạn có cảm giác tương tự.

Blog: makenodinhe

Không đến lớp, không gặp gỡ bạn bè, không làm việc….. mình đang trôi nổi trong một chuỗi ngày vô vị tẻ nhạt và nhàm chán hết sức. Nhưng mình ngại việc phải đứng dậy, chạy nhảy để xua tan đi những u ám ấy.

Blog: Luong Nguyen

Trống rỗng đến khi người ta thấy quanh mình chẳng có ai, mà giật mình nhìn lại thấy trong mình cũng chẳng còn ai nữa

Còn đây là phần của tôi.

Trống rỗng là khi cảm thấy không còn mục đích, không còn kế hoạch của cuộc sống. Mọi thứ thay đổi và không biết mỗi sáng ngủ dậy sẽ phải làm gì? sau khi ăn cơm sẽ đi đâu và tối sẽ làm gì trước khi đi ngủ. Mọi nhịp sống xảy ra đơn điệu và nhàm chán.

Trống rỗng là khi không có ai xung quanh, khi chỉ mong có người rủ đi cafe nói chuyện mà không có ai, khi chỉ mong có ai đó rủ đi chơi mà điện thoại vẫn bặt âm, khi chỉ mong có người chat trong khi online đầy đủ 24h/24h.

Trống rỗng là ngay cả khi ngại đi ra ngoài đường, ngại tiếp xúc và ngại gặp mọi người. Nói một cách an phận là “ở nhà cho lành”. Nhưng thực ra cũng không lành.

Trống rỗng là thậm chí khi bạn định làm gì đó nhưng rồi lại không muốn làm nữa. Khi định xin lỗi nhưng lại không muốn tiếp tục. Khi định làm quen nhưng rồi lại chán ngán. Khi định ngủ nhưng không thể nhắm mắt. Khi định làm việc nhưng lại chỉ muốn nhắm mắt đi ngủ. Rối loạn.

Trống rỗng khi bạn đi trên đường mà không biết đi đâu? đi làm gì? Khi đi mà không xác định đi về đâu. Lang thang vô định.

Trống rỗng nguy hiểm nhất khi bạn không còn cảm thấy có trách nhiệm với người khác và thậm chí với chính mình. Không nghĩ đến hậu quả khi quyết định và quyết định trong trạng thái trống rỗng là một quyết định sai lầm.

Vậy bạn sẽ làm gì khi trống rỗng?

Khi cảm thấy trống rỗng, tốt nhất đừng nên quyết định gì cả. Hãy để tâm hồn thanh thản, bằng cách đến một quán cafe và nghe nhạc tại đó. Nghĩ ra một mục đích để làm, kể cả những mục đích không tưởng mà bạn có thể nghĩ ra. Rượu và thuốc lá chưa và sẽ không bao giờ là một lời giải dễ dàng cho cảm giác này, vì khi hết rượu bạn sẽ quay lại cảm giác càng nhanh hơn.

Phật học giải quyết vấn đề này rất hay . Tình cờ tôi phát hiện ra khi tìm hiểu về việc này. Và sẽ dành một phần khác để viết tiếp về nó.

Tân

Bình luận

bình luận

6 thoughts on “Trống rỗng

  1. Những lúc có cảm giác trống rỗng như thế em thường tìm đến những người kém may mắn hơn để lắng nghe câu chuyện của họ, những đứa trẻ mồ côi, những người già bị bỏ rơi, những người sinh ra vốn đã không lành lặn hay mắc bệnh nan y… Họ có nhiều khó khăn hơn ta nhưng vẫn chật vật xoay xở để có thể sống vui hơn mỗi ngày. Nhìn xa hơn vấn đề của riêng mình là cách em đã chọn.

    Em nghĩ anh cũng có cách của anh. Nhưng có lẽ chưa đến thời điểm anh cảm thấy cần thoát ra nên vẫn ủ mình trong cái vỏ hờ hững với mọi việc thế thôi. Có thể khi anh bận rộn với công việc trở lại, có nhiều thứ để bận tâm hơn thì mọi việc sẽ khác…

    Dù vậy, tại sao phải đợi? Sao không phải là anh gọi điện cho ai đó, nhắn tin rủ đi cafe, chủ động chat với người anh muốn chat? Xin lỗi người cần phải xin lỗi… Thay đổi từng thói quen nhỏ xíu biết đâu lại có những bất ngờ đáng yêu?

    Chúc anh sớm vui ^_^

  2. “Sẽ” đôi khi là phương cách giải quyết trống rỗng một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu lạm dụng nó, bạn có thể rơi vào trạng thái trống rỗng kinh khủng hơn, vì sau khi … quá đà, bạn chẳng còn gì để “sẽ”

    Hehe

  3. Hmm…hãy xua đuổi cảm giác trống rỗng đó đi anh ơi…Cần đi relax ở 1 nơi nào đó … thả hồn với gió trời…anh sẽ thấy thoải mái hơn đấy

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.