Một thời gian nghiên cứu về CryptoCurrency có một vài điều chia sẻ cho vui. Sự ra đời của Bitcoin (BTC) và quá trình tăng giá của nó từ chưa được 10 cent / 1 BTC đến tận hơn 1000 USD / 1 BTC làm cho tiền mã hóa trở thành một hiện tượng không thể dự đoán trước được của quá trình phát triển Internet.
Tiền ảo là một cách gọi sai của CryptoCurrency, vì bản chất CryptoCurrency là đồng tiền cũng vẫn ảo nhưng được mã hóa (khác với việc bạn chuyển tiền VND vào 1 ví điện tử và nó được ghi nhận ảo bằng dữ liệu trên máy tính nhưng vẫn dưới giá trị VND, đó cũng là tiền ảo). Còn Tiền mã hóa cũng là tiền ảo nhưng được mã hóa, đo đó nếu xét về mặt dữ liệu, tiền mã hóa không thể chỉnh sửa bằng tay bởi bất cứ ai và cũng không thể tăng lên hay giảm đi bằng cách chỉnh sửa dữ liệu. Trong khi đó tiền ảo tức sự ghi nhận bằng cơ sở dữ liệu trên một hệ thống thanh toán, hoàn toàn có thể thay đổi tăng lên hay giảm đi bằng cách tác động nào đó bằng việc sử đổi cơ sở dữ liệu.
Tiền mã hóa tồn tại thực sự trên máy tính của bạn, nhưng nó không hiện hữu, mà chỉ có thể chuyển đi và nhận về từ các ví đựng tiền ảo trên các thiết bị khác nhau. Cách xác thực việc chuyển đi và nhận về, sử dụng chính máy tính của các thợ mỏ đào tiền (miners) xác nhận vì Tiền mã hóa không phải là một đồng tiền tập trung. Điều này có nghĩa là không có một chính phủ hay tổ chức nào kiểm soát đồng tiền này mà chính những thợ mỏ đào đồng tiền này hỗ trợ cho nó phát triển bằng cách tham gia vào đào và xác nhận các giao dịch.
Công nghệ sử dụng xác nhận giao dịch của các thợ mỏ (miner) này được gọi là công nghệ Blockchain (Chuỗi khối). Theo định nghĩa của Wikipedia thì
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin chứa đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, vì vậy cơ sở dữ liệu này được gọi là chuỗi khối. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được ghi thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Có thể hiểu đơn giản như sau, công nghệ Blockchain như 1 cái sổ cái ghi lại toàn bộ giao dịch của các đồng tiền mã hóa, giao dịch trước được ghi nối tiếp trong giao dịch sau và như thế các giao dịch khi đã được xác nhận (confirmed) thì sẽ không thể thay đổi được. Cứ mỗi lần chốt sổ thì có một block được tạo ra, block sau nối tiếp thông tin của block trước và cứ thế cư thế tiếp diễn nối dần với nhau. Bởi vì việc xác nhận (chốt sổ) này cần có máy tính và dữ liệu để xác nhận, trong khi không có một tổ chức hay chính phủ nào bỏ tiền ra làm việc này mà chính các miners bỏ tiền ra dựng máy tính làm việc này nên mỗi block được chốt, hệ thống sẽ phát hành ra một số lượng tiền ảo nào đó trả công cho họ. Đây chính là động lực để cho các thợ mỏ tiếp tục đào (hay chính xác là ghi sổ) cho hệ thống tiền mã hóa.
Hầu hết các hệ thống tiền ảo đều giảm giá trị các block thưởng cho thợ mỏ theo nguyên tắc giảm một nửa theo thời gian và đến khi phát hành hết một số lượng nào đó, chính vì thế đồng tiền mã hóa này không hề bị lạm phát hoặc giảm giá trị (thậm chí còn tăng lên) vì số lượng đồng tiền lưu thông đã được giới hạn từ trước đó. Nếu số lượng đồng tiền lưu thông giới hạn, mà nhu cầu tăng cao, thì tất nhiên giá trị đồng tiền sẽ tang lên rất cao.
Giả sử như Bitcoin, trước kia mỗi một lần ghi sổ mất tới vài ngày, nhưng lúc đó mỗi block thưởng lại lên tới tận 50 BTC, và giá trị của đồng tiền cũng chưa tới 10 cent (0.1 USD) một đồng. Nhưng sau khi mà block thưởng giảm xuống còn 25 BTC, thì thời gian ghi sổ đã giảm xuống còn có 1h đồng hồ cho mỗi block và giá trị lên tới vài trăm USD. Tháng 7 năm 2016, mỗi block thưởng chỉ còn 12,5 BTC, thời gian ghi sổ tính bằng giây và giá trị BTC lên tới hơn nghìn USD cho mỗi block (thời điểm viết bài này giá trị BTC là 1769.58 USSD)
Đó là một điều cực kì phi lí nhưng lại đang diễn ra thực tế hiện nay. Mặc dù việc ghi sổ này càng ngày càng cần máy móc có sức mạnh khỏe hơn, mà được tính bằng các Hash. Nhưng do giá trị của đồng Bitcoin ngày càng tăng cao nên lại ngày càng có nhiều người tham gia vào đào hơn.
Hash hay tiếng việt gọi là hàm băm, là hành động biên một đoạn thông tin thành mã hóa dựa trên một thuật tóan mã hóa (algorithm) nào đó (ví dụ như BTC dùng SHA256) để mã hóa các giao dịch của tiền mã hóa, mà khả năng dịch ngược của của kết quả sau khi mã hóa gần như là không thể. Giá trị tính của các Hash được tính bằng kiloH, MegaH, GigaH hay với Bitcoin giờ là TeraHash hay PetaHash, do các các giao dịch của các đồng tiền mã hóa ngày càng nhiều nên máy tính cần càng nhiều hơn.
Rất may mắn là hàm băm trong máy tính lại là một hàm vô cùng đơn giản nên không cần máy tính có bộ vi xử lý cao để xử lý chúng, vì thể các thợ mỏ dùng card màn hình (graphic card) để chúng xử lý việc này, nối nhiều card màn hình với nhau trên một máy tính để tăng khả năng thực hiện hàm băm. Phần sau tôi sẽ nói thêm về việc này.
Theo lý thuyết tiền tệ, một cái gì muốn gọi là một đồng tiền thì nó phải ít nhất đảm đương 3 chức năng cơ bản của tiền tệ. Đó là:
(1) Đơn vị đo lường giá trị;
(2) Phương tiện trao đổi;
(3) Phương tiện dự trữ về mặt giá trị.
Với 3 điều kiện cơ bản này, như sơ đồ dưới đây, có rất nhiều thứ đã được sử dụng làm đồng tiền, từ thủa sơ khai dùng đồ vật làm đông tiền, cho đến khi sử dụng tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành, hay sau đó là thẻ tín dụng do các ngân hàng thương mại đảm bảo, thì sau đó là đồng tiền ảo sẽ là tương lai của tiền tệ.
Điều ngạc nhiên là bất cứ tiền mã hóa nào dù ra đời từ rất lâu hay mới ra đời đều có 3 chức năng cơ bản trên và đương nhiên là một đồng tiền. Vấn đề là nó có được những thợ mỏ và người dùng Internet có chấp nhận hay không. Ngày nay, do các đồng tiền hầu hết đều sử dụng mã nguồn mở nên việc ra đời một đồng tiền mã hóa trở nên cực kì dễ dàng. Có thể là một nhóm nào tạo ra một đồng dùng cho vui, hay chỉ là lúc buồn buồn tôi tạo ra một đồng tiền nào đó, mà không cần phải là một lập trình viên siêu đẳng. Như đồng DogECoin, ra đời từ một trò đùa, hiện giờ đang được giao dịch với giá trị hơn 15 triệu USD.
Bạn thấy có nên cho ra đời một đồng tiền nào đó ko 🙂
(còn tiếp)
Pingback: Hướng dẫn đào CryptoCurrency với Orange Pi - OrangePI.me
Pingback: Crypto – Cho Người Mới Bắt Đầu – Onegroup.Capital