Thực ra hôm nay chả định viết gì đâu vì đi về lạnh quá, nhưng mà thôi cũng cố nốt con “Thiên nga đen”
Minh họa luôn bài viết bằng hình ông Nassim Nicholas Taleb (nguồn Wikimedia.com)
Liên tưởng ngụy biện (Narrative Fallacy) là thuyết mà người ta thường gắn một sự cố nào đó với một sự cố khác để liên tưởng với nhau. Và đôi khi sự cố đó xảy ra nhiều quá và thì sự cố hệ quả có thể trở thành tác động của sự cố nguyên nhân ban đầu. Rõ ràng nhất của Liên tưởng ngụy biện là khi ông Barrack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, cái này thì rõ ràng không liên quan gì lắm đến tài chính cả, ít nhất là trong ngắn hạn, thế nhưng ngày hôm đó các chỉ số của Mỹ (và cả thế giới nữa) được một phen tăng điểm vui vẻ, và sau đó lại giảm điểm bình thường.
Đơn giản hơn, ta lấy ví dụ em Sandy Devil đang nổi tiếng trên mạng về tự chụp ảnh khỏa thân. Người ta gắn ngay việc em ấy chụp ảnh khỏa thân vào một phong trào của giới trẻ 9x bây giờ, và tự nhiên, 9x nào cũng có thể chụp ảnh khỏa thân được, mặc dù 2 chuyện này hầu như không gắn kết gì với nhau. Sự kiện này có cả narrative fallacy và confirmation bias, bởi vì ngay sau bộ ảnh đầu, khi em Sandy Devil ra tiếp bộ ảnh nào cũng là ảnh khỏa thân, thì chắc là sau này, cứ nghĩ đến Sandy là người ta nghĩ ngay đến ảnh khỏa thân. Chắc là em ý cũng chả thể nào chụp ảnh thông thường được nữa 🙂
Còn vấn đề về sử dụng xác xuất thống kê tạo ra Khẳng định mệnh đề, cái này thì như tôi đã nói, đã có mấy bác người Việt làm từ lâu rồi (xem tại đây). Mấy bác này chắc cũng phải học toán thống kê hoặc ít nhất cũng tính toán kĩ rồi mới dám làm như vậy. Tuy nhiên khả năng thành công không cao lắm, vì mỗi ngày mỗi bác chỉ gọi hoặc nhắn tin cho 100 người, và xác xuất trúng là 1 người/1 ngày. Ví dụ tôi không phải là một người mê đề đóm hay lô lê gì. Tự nhiên có một ông dở hơi nhắn tin hay gọi cho tôi bảo đánh con này con nọ, chắc chắn là tôi sẽ không tin và không làm theo. 1/100 cơ hội tôi sẽ trúng. Lúc đó tôi mới tin một phần thì tôi sẽ không nằm trong list báo số tiếp theo của các bác kia, vì có chắc gì cái số lần 2 các bác kia đưa cho tôi là trúng đâu. Cơ hội là 1% cơ mà.
Nếu là tôi, tôi sẽ làm như sau, đảm bảo hơn rất nhiều.
Ngày đầu tiên, tôi gọi cho 1000 người (hơi nhiều nhỉ) và đưa mỗi người 10 con số ngẫu nhiên nhưng không trùng nhau và lặp lại. Cơ hội trúng của mỗi người là 10%. Sau ngày hôm đó, tôi có ít nhất 100 người có 1 con số trúng trong 10 số tôi đã đưa. Người nào đánh thì sẽ rất vui, còn ai chưa đánh thì sẽ nghi ngờ.
Ngày hôm sau, tôi lại đưa cho 100 người đó mỗi người 10 con số ngẫu nhiên như lần trước. Sau ngày này, tôi sẽ có ít nhất 10 người có 1 con số trúng trong sô 10 số tôi đã đưa. Lúc này thì hoành tráng rồi, ai cũng tin sái cổ và 10 người trúng này sẽ tin tôi là Thần đề. Lúc đó tôi chỉ yêu cầu mỗi người chi cho tôi 1.000.000 đồng là tôi có 10 triệu để có được 10 con số của ngày thứ 3.
Ngày thứ ba, 10 người đó lại nhận được mỗi người 10 con số của tôi. Sau ngày đó, chắc chắn sẽ có ít nhất 1 người trúng giải. Tôi giải thích với 9 người trượt là thánh không còn phù hộ nữa và bái bai. Họ cũng không thắc mắc vì họ đã trúng 2 lần trước rồi còn gì. Còn người trúng 3 lần liên tiếp thì sẽ phải chia phần cho tôi.
Vậy là kiếm đủ …
Nếu nói như trên bạn vẫn không hiểu thì quả thật là … tôi phải đưa ví dụ đơn giản hơn với xác xuất 50/50. Lấy luôn ví dụ về chỉ số VnIndex của chúng ta. Tôi khẳng định là tôi có thể tạo confirmation bias trong vòng 1 tuần làm việc của HOSTC với 1 người là tôi có thể đoán đúng chỉ số VnIndex lên hay xuống. Đơn giản thôi:
– Ngày T2, trước phiên giao dịch, tôi gửi mail cho 32 người thông báo về tình hình chỉ số VNI phiên ngày hôm đó, trong đó 16 người tôi dự báo lên, 16 người tôi dự báo xuống. Chắc chắn là sẽ có 16 người tôi dự báo đúng, vì VNI chỉ có thể lên hoặc xuống.
– Ngày T3, trước phiên giao dịch, tôi gửi tiếp mail cho 16 người còn lại, dự báo tiếp về tình hình VNI, trong đó 8 người tôi dự báo lên, 8 người tôi dự báo xuống. Tôi có 8 người bắt đầu nghĩ rằng tôi đang dự đoán đúng
– Ngày T4, vẫn thế, 8 người đó lại nhận được mail của tôi dự đoán tiếp về VNI trước phiên giao dịch, 4 người biết VNI sẽ lên, 4 người biết VNI sẽ xuống. Và 4 người sẽ bắt đầu tin tôi dự đoán phát nào đúng phát nấy.
– Ngày T5, 4 người trên lại nhận tiếp dự báo, lần này thì 2 người nhận được dự báo lên, 2 người dự báo xuống. Cuối phiên, sẽ có 2 người gọi điện cho tôi và xin hẹn gặp tôi để lấy dự báo cho ngày T6
– Ngày T6, tôi báo cho 2 người gọi điện thoại cho tôi đó, 1 người tôi bảo VNI lên, 1 người tôi bảo VNI xuống. Và cuối tuần, 1 người sẽ cảm ơn tôi rối rít vì cả tuần tôi dự báo đúng cho người ấy cả tuần liền.
Bạn thấy thế nào?
Tất nhiên các ví dụ trên đều là giả định về toán xác suất và vì thế nghe có thể không lọt tai lắm, nhưng thực tế điều đó chính xác 100%. Nếu trong ví dụ về VNI, tôi không làm bắt đầu từ 32 người mà 64 người, 128 người, 256 người hay 1024 người thì sao. Thì số người cuối cùng tin rằng tôi dự báo chính xác trong cả tuần càng cao. Và có khi tôi lại chuyển nghề sang dự báo chứng khoán mất.
Vậy phải chăng không nên tin các dự báo? Nói vậy thôi, hầu hết các dự báo đều không phải tính toán 100% trên xác suất, mà còn trên lịch sử, tâm lý và nhiều thứ hầm bà lằng khác nữa. Các nhà dự báo tài chính đều rất khó khăn khi dự báo như vậy. Một phần vì họ còn đang dự báo trên các biến cố Cực độ, mà còn họ đang dự báo trên sự được mất số tiền và của cải của các nhà đầu tư khác nhau. Và nếu nhà đầu tư mất, thì họ sẽ quay trở lại phê phán các nhà dự báo ngay lập tức.
Khác hẳn với việc bói toán. Ngoài việc, các ông thầy bói chỉ dự đoán trên các biến cố Bình thường, thì việc dự báo của họ có (hoặc ít) ảnh hưởng đến cuộc sống của một người hơn. Vì thế, ít khi có thầy bói nào bị quay trở lại phê phán vì đã phán sai trong năm cả.
Cơ bản là vậy. Cuối tuần tôi sẽ đi phượt, cho nên sẽ không viết gì tiếp. Các bạn cứ đọc “Thiên nga đen” và nếu có ý kiến gì trái chiều, xin mời cứ đóng góp nhé.
Tân
PLC
- Edit
Em em đang dịch quyển này.