Buông và giữ

Câu chuyện về thiền sư và một cô gái đọc đã lâu, giờ đem ra ngẫm nghĩ lại

Buông và giữ

buong-va-giu-1-2015-01-29Aisyah là một cô gái xinh đẹp và nhân hậu nhưng vì cuộc sống không mấy thuận lợi nên cô luôn rầu rĩ, buồn phiền. Một lần, trong chuyến hành hương, cô gặp một vị thiền sư trong am nhỏ trên núi. Thấy cô gái trẻ luôn giữ khuôn mặt chán chường, thiền sư mới hỏi lý do. Aisyah trả lời: “Thưa thầy, cuộc sống của con mệt mỏi quá, có nhiều thứ con muốn buông mà không thể khiến con rất khổ sở”.

Thiền sư nghe xong liền mang ra cho Aisyah một cái cốc thuỷ tinh và bảo cô cầm lấy rồi ông liên tục rót nước sôi vào cốc. Nước chảy tràn ra cả tay, nóng không chịu nổi, cô buông tay, chiếc cốc rơi xuống vỡ tan. Lúc này thiền sư mới từ tốn nói: “Đau rồi tự khắc sẽ buông, có điều tại sao biết sẽ đau mà không buông ngay từ đầu mà phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?”.

Aisyah im lặng ngẫm nghĩ. Thiền sư lại đưa cô một chiếc cốc khác bảo cô cầm rồi lại lấy ấm trà nóng mới pha rót vào. Aisyah nóng quá nhưng vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi cốc trà nguội dần. Thiền sư bảo cô hãy uống, Aisyah uống và cô thấy trà rất thơm ngon. Lúc này thiền sư mới nhẹ nhàng bảo: “Cứ đau là buông thì con sẽ bị bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó, phải không. Hãy nghĩ cách làm cho nó tốt đẹp hơn lên ngoài việc chỉ nghĩ đến buông”.

Bài học thiền sư gửi cho Aisyah cũng là cho chúng ta: Cuộc đời vốn phức tạp và muôn hình vạn trạng, vì thế chỉ có ta mới biết lúc nào nên giữ lấy và lúc nào nên buông tay những việc của chính mình!

Cái gì quyết định việc buông và giữ? Nước nóng như nhau, cốc vẫn như nhau, và trà vẫn thế. Chẳng qua Aisyah đã rơi một lần nên lần thứ 2 Aisyah  muốn quyết giữ nó lại.

Buông quá dễ, chỉ cần thả, cốc vỡ, trà tan, không phải chịu nóng.

Thả mới khó, chịu nóng, chịu tràn, bỏng tay, nhưng sau đó sẽ còn cốc lành và nguyên vẹn

Thiền sư mới nói đến một phần, đó là ý chí của bản thân con người ta, quyết định việc buông hay giữ. Còn những cái ngoài ý chí, những cái khác mà ý chí con người ta không quyết định được. Như cái cốc quá trơn, nước quá nóng, hay đơn giản chỉ là có ngoại cảnh tác động vào như cầm cốc nước nóng đó dưới trời nóng 40 độ như hôm nay.

Hoặc một thứ ngoài ý chí hơn, mà con người không giải thích được, nhưng Phật giáo có giải thích. Đó là một chữ “Duyên”. Có duyên giữ cốc thì sẽ giữ được cốc, còn hết duyên, có cố giữ cốc thì cốc vẫn rơi.

Phật dạy

” Tấm gương này phản chiếu lại chuyện kiếp trước. Ở kiếp trước vì anh chỉ mặc áo cho cô ấy thôi. Nên kiếp này cô ấy yêu anh, ở bên anh 1 thời gian để trả nợ. Và đó là cái duyên của anh và cô ấy. Cái duyên bắt nguồn từ cái nợ của kiếp trước

[…]

Bởi vậy, đừng quá buồn bã và suy nghĩ nhiều về chuyện này. Bởi chuyện duyên phận con người ra sao tất cả đều do duyên số quyết định. Và bất cứ ai trong chúng ta sống kiếp này cũng phải trả nợ của kiếp trước”.

Một ngày phải suy nghĩ …

Bình luận

bình luận

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.